+ Máy tính đang dùng Windows ( 7, 8, 10 ) và phải vẫn chạy bình thường. Windows cài mới phải có cùng số bit với hệ điều hành đang sử dụng. Nghĩa là nếu bạn đang dùng windows 32 bít (x86) thì bạn phải cài hệ điều hành mới là 32 bit (x86) , hoặc nếu bạn đang dùng Windows 64 bit (x64) thì bạn phải cài hệ điều hành mới là windows 64 bit (x64).
+ Nếu không vào được hệ điều hành hoặc bạn muốn cài hệ điều hành mới có số bit khác hệ điều hành đang sử dụng thì bạn có thể cài đặt windows bằng USB cho windows 7 hoặc windows 8.1 mới.
Máy tính của bạn có ít nhất 2 ổ đĩa bao gồm cả ổ đĩa chứa HĐH đang sử dụng.
Chuẩn bị trước khi cài đặt
+ Tải file .ISO cài Windows 7 8 10 (bạn có thể chọn một bản Windows 7, 8, 10 32 bit hoặc 64 bit bất kỳ). Nếu Ram máy tính bạn từ 4GB trở lên thì bạn nên cài bản 64bit (x64), thấp hơn thì nên cài bản 32 bit (x86).
+ Cài sẵn phần mềm giải nén Winrar hoặc 7-zip. Nếu chưa có các bạn có thể tải Winrar hoặc download 7-Zip về cài đặt cho máy tính.
Hướng dẫn cài đặt Windows 7, 8, 10 từ ổ cứng bằng hình ảnh
Bước 1: Giải nén file cài đặt
Dùng Winar giải nén file .ISO ra 1 thư mục trên ổ đĩa (không phải ổ C) và đặt tên "DKLOVE95" VD: (E:\DKLOVE95)
Lưu ý: Nếu bạn đang dùng Windows XP thì ở bước này bạn hãy mở file setup trong thư mục DKLOVE95, sau đó cửa sổ cài Windows hiện lên bạn hãy cài Windows bình thường, sau khi cài được windows mới là Windows 7, 8 hoặc 10 rồi thì bạn hãy cài lại một lần nữa theo hướng dẫn của bài viết này để được Windows mới hoàn toàn.
Bước 2: Khởi động Command Prompt trong chế độ Safe mode
Ở bước này thao tác trên Windows 7 và 8, 10 sẽ khác nhau, bấm Hiện nội dung để xem nội dung nhé.
Windows 7:
– Các bạn khởi động lại máy tính và ấn nút F8 liên tục tới khi xuất hiện màn hình đen như hình bên dưới. Sau đó các bạn dùng nút mũi tên nên xuống và nút Enter để chọn Repair Your Computer. Tại đây nếu bạn không thấy Repair Your Computer thì bạn hãy nhấn nút nguồn máy tính để tắt máy đi sau đó ấn F8 vào lại lần nữa xem có chưa, nếu vẫn chưa có thì bạn hãy khởi động lại máy vào Windows 7 => ấn nút nguồn tắt máy => mở máy lên => tắt máy => mở máy và ấn F8 xem đã có Repair Your Computer chưa
– Màn hình System Recovery Options hiển thị kêu các bạn chọn loại bàn phím dể thực hiện các bước tiếp theo. Các bạn để mặc định là US rồi nhấp vào Next
– Tiếp theo System Recovery Options lại yêu cầu bạn nhập mật khẩu cho máy tính với User mặc định của mình là DKLove95, nếu máy bạn có mật khẩu thì các bạn nhập vào, nếu không có thì không cần nhập và chọn OK
– Màn hình System Recovery Options tiếp theo các bạn chọn Command Prompt
– Sau đó bạn thu được cửa sổ Command Prompt. Giờ bạn chuyển sang Bước 3.
Windows 8, 10:
Bạn cần vào phần Restart trên Windows 8, 8.1 và 10 sau đó nhấn giữ nút Shift và nhấp vào Restart
Máy tính sẽ chuyển tới màn hình như ở dưới, tại đây bạn chọn Troubleshot
Chọn Advabced options
Chọn Command Prompt
Bây giờ máy tính sẽ khởi động lại và màn hình Command Prompt
Tại Command Prompt, bạn sẽ thấy tài khoản (hoặc danh sách các tài khoản) có trên máy tính của bạn, bạn hãy nhấp chuột chọn tài khoản mà bạn đang sử dụng, ở đây tài khoản của mình là DKLove95
Nếu tài khoản bạn chọn có mật khẩu thì bạn điền vào, nếu không có thì bỏ trống phần mật khẩu, sau đó chọn Continue
Bây giờ cửa sổ dòng lệnh cmd sẽ hiển thị lên
Bước 3: Gõ lệnh CMD chạy file cài đặt Windows
Tại cửa sổ cmd bạn gõ lệnh wmic logicaldisk get size,caption và ấn ENTER để hiển thị danh sách các ổ đĩa và dung lượng của nó.
Như hình trên, cột Caption là tên ổ đĩa và cột Size là dung lượng của ổ đĩa tương ứng. Bạn chỉ quan tâm tới những ổ đĩa có Size mà thôi, trong trường hợp này mình có các ổ đĩa: C, D, E, X.
Bây giờ bạn hãy gõ lần lượt lệnh theo danh sách Tên ổ đĩa:\DKLOVE95\setup rồi ấn Enter và cứ tiếp tục cho tới khi sau khi ấn Enter mà bạn không thấy dòng The system cannot find the path specified. Ở đây mình sẽ gõ lần lượt các lệnh:
C:\DKLOVE95\setup
D:\DKLOVE95\setup
E:\DKLOVE95\setup
Tới lệnh thứ 3 E:\DKLOVE95\setup mình không thấy dòng The system cannot find the path specified. nữa nên mình dừng lại, đợi 1 xíu tới khi cửa sổ setup Windows xuất hiện
Bây giờ bạn có thể thực hiện các thao tác cài đặt tiếp theo y như khi cài bằng USB, dưới đây là thao tác cài windows 7 còn windows 8, 10 về cơ bản cũng tương tự như thế, mình sẽ hướng dẫn cụ thể ở bài sau.
Bước 4: Tiến hành cài đặt Windows:
Khi khởi động USB Boot thành công, cửa sổ cài đặt Windows sẽ hiển thị như ở dưới. Tại đây, bạn nhấp vào Time and curency format và chọn Vietnamese để thiết lập múi giờ ở Việt Nam. Các thông số khác bạn giữ nguyên và nhấp vào Next
Click vào Install Now
Chọn “I accept the license terms” và click vào Next
Chọn Custom (advanced)
Đây là thao tác quan trọng nhất, chọn ổ C:\ (ổ cài win cũ) nhớ chọn chính xác để tránh trường hợp lỗi hay mất mát dữ liệu nhé. Dựa vào dung lượng bạn hãy xác định đâu là ổ C:\ thì chọn ổ đó, sau đó nhấp chọn Driver Options (advanced) để hiển thị các tùy chọn thao tác với ổ đĩa:
Tiếp theo chọn format => Next có thông báo thì nhấn ok
Bây giờ quá trình cài đặt Windows 7 sẽ diễn ra, bạn hãy đợi 15-30 phút tới khi máy tính khởi động lại lần thứ nhất thì rút USB ra
Tại bước này bạn rút USB ra, để máy tính tự động khởi động lại và cài đặt tiếp
Sau khi khởi động lại, máy tính lại tiếp tục cài đặt
Máy tính khởi động lại lần thứ 2
Tới bước dưới, tại ô đầu tiên bạn điền User sử dụng trên máy tính là tiếng Việt, viết liền không dấu. Ô thứ 2 là tên máy tính sẽ tự động thay đổi theo tên User mà bạn điền vào. Sau khi điền xong bạn chọn Next
Tới cửa sổ tiếp theo là phần thiết lập mật khẩu mỗi khi bạn mở máy tính. Nếu không muốn thiết lập mật khẩu thì bạn chỉ cần chọn Next . Nếu thiết lập mật khẩu thì ở 2 ô đầu tiên bạn điền mật khẩu, ô thứ 3 bạn điền gợi ý mật khẩu (khi bạn nhập sai mật khẩu thì dòng này sẽ hiển thị lên), sau đó chọn Next
Tiếp đến, bạn bỏ chọn phần Automatically activate Windows when I’m online và nhấp vào Nextnếu không thì skip cũng được.
Bạn chọn Ask me later
Bây giờ tới phần thiết lập múi giờ. Ở mỗi quốc gia thì sử dụng một múi giờ khác nhau, ở Việt Nam sử dụng múi giờ (UTC +07:00) Bangkok, Hanoi, Jakata. Nếu máy tính của bạn phần Time zone không giống như vậy thì bạn hãy nhấp vào Time zone và chọn như hình dưới, sau đó chọn Next
Và đây là kết quả, giờ thì hãy tận hưởng thành quả của mình và chuẩn bị tinh thần cho việc cài Driver cùng với các phần mềm cần thiết khác nhé :D
Sau khi cài win thành công bạn hãy cài crack windows, cài Driver, cài phần mềm thông dụng (office, IDM, Winrar,…)
Hướng dẫn download link Shink.in
Hướng Dẫn Cài Win Trực Tiếp Từ Ổ Cứng
Reviewed by NeverMindxD
on
13:08
Rating: 5
Không có nhận xét nào: